Tiền BitCoin: Ngân Hàng Nhà Nước nói phạm pháp, Pháp Luật nói không?
Tiền BitCoin
"Ngân Hàng Nhà Nước nói phạm pháp,
Pháp Luật nói không?"
Không chịu sự chi phối của cơ quan nhà nước, pháp luật hiện nay tại nước ta cũng chưa điều chỉnh đối với loại tiền này, nên khi có vi phạm, tranh chấp thì sẽ không có luật điều chỉnh, người dùng tiền bitcoin cũng không thể kiện.
Nói về khả năng sử dụng đồng tiền ảo bitcoin tại Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TP.HCM khẳng định: "Tại nước ta, đồng tiền ảo bitcoin được NHNN đánh giá không phải là tiền tệ, cũng chẳng phải là phương tiện thanh toán hợp pháp hay được pháp luật bảo vệ và thừa nhận. Hiện nay, NHNN nghiêm cấm các tổ chức tín dụng không được sử dụng đồng tiền bitcoin để làm phương tiện thanh toán, cung cấp dịch vụ cho khách hàng".
Nếu có xảy ra tranh chấp, người dùng tiền bitcoin cũng không thể kiện vì pháp luật VN chưa điều chỉnh đối với loại tiền này. |
Trước câu hỏi dùng tiền bitcoin có phạm pháp hay không, luật sư Bùi Minh Nghĩa - Phó giám đốc công ty Luật TNHH Đại Luật Hằng Sinh, Đoàn Luật sư TP.HCM lại cho rằng, cho đến nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cấm đối với các giao dịch sử dụng tiền ảo.
Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Nghị định 52 của Chính phủ, thì tiền ảo không nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh bị cấm theo hình thức thương mại điện tử. Bên cạnh đó, cho tới thời điểm này, NHNN chưa có bất kỳ văn bản nào quy định cấm giao dịch mua - bán bitcoin nên việc các cá nhân, tổ chức sử dụng bitcoin tại Việt Nam chưa bị coi là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, do không chịu sự chi phối của bất cứ cơ quan nhà nước nào, pháp luật hiện nay tại nước ta cũng chưa điều chỉnh đối với loại tiền này, nên khi có vi phạm, tranh chấp thì sẽ không có luật điều chỉnh, người dùng tiền bitcoin cũng không thể kiện đòi các website giao dịch bitcoin bởi các trang web này tới nay vẫn chưa được các quốc gia trên thế giới công nhận.
Tiền BitCoin: Ngân Hàng Nhà Nước nói phạm pháp, Pháp Luật nói không? |
Cũng theo luật sư, hiện nay Chính phủ Việt Nam cho rằng cần phải làm rõ quy chế pháp lý, xác định mô hình quản lý đối với tiền ảo; tiền ảo là phương tiện thanh toán hay hàng hóa, tài sản. Từ đó giảm thiểu rủi ro của hệ thống tiền ảo với thị trường tiền tệ.
Để đưa tiền ảo vào khuôn khổ, chính phủ đang tiến hành xây dựng đề án về tiền ảo với mục tiêu đánh giá đầy đủ, toàn diện về khung pháp lý với tài sản ảo, tiền điện tử và tiền ảo ở Việt Nam. Xác định rõ vị trí, trách nhiệm, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, chủ trì xây dựng, hoàn thiện pháp lý để giảm thiểu rủi ro hệ thống tài chính từ tiền ảo, tài sản ảo, tiền điện tử.
Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương và các bộ ngành khác rà soát thực trạng pháp luật, thực tiễn về tiền ảo, tài sản ảo, tiền điện tử trước tháng 12/2017; nghiên cứu lập ba nghị định về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo trình Chính phủ trong năm 2018. Đồng thời, đề xuất các biện pháp thu thuế, xử phạt hình sự với các vi phạm liên quan đến các giao dịch này.
NHNN vẫn kiên quyết bảo lưu quan điểm cho rằng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự không phải là tiền tệ và phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam do nhiều nguyên nhân như: ẩn chứa nhiều nguy cơ gây thiệt hại cho người đầu tư, trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp...
Như vậy, nếu sắp tới Chính phủ cấm lưu hành giao dịch bitcon tại Việt Nam thì những người chơi hiện tại sẽ có nguy cơ mất trắng.
Hoa Lài (VietNam+)
Nguyễn Thích Blog - Chia Sẻ, Cho Đi Là Còn Mãi ...
Thời gian: 2017-10-29T16:26:00+07:00
Bài viết: Tiền BitCoin: Ngân Hàng Nhà Nước nói phạm pháp, Pháp Luật nói không?
Thời gian: 2017-10-29T16:26:00+07:00
Bài viết: Tiền BitCoin: Ngân Hàng Nhà Nước nói phạm pháp, Pháp Luật nói không?